Những bậc thang trong đời thánh hiến Mân Côi

Thứ năm - 29/09/2016 15:07  2124
Trong cuộc sống của con người, không ai lại không cảm nghiệm được sự gần gũi của những chiếc bậc thang. Trong gia đình, chúng ta thường sử dụng bậc thang một cách ngẫu nhiên, tự nhiên và thường xuyên, nhưng mấy khi chúng ta để ý, mấy lần chúng ta ngẫm nghĩ đến giá trị của những chiếc bậc thang ấy. Ngày nay với  nền kinh tế thị trường phát triển, khi con người sống đầy đủ tiện nghi, những ngôi nhà lầu mọc lên kèm theo đó là những chiếc cầu thang lên tầng, lên gác với những hình dáng và chất liệu khác nhau mang tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, tất cả đều đóng góp cho cuộc sống con người. Đúng vậy mỗi bậc thang đều có giá trị nhất định, tuy từng bậc riêng biệt nhau nhưng lại không tách biệt, từng bậc phải đều có sự liên kết và nối liền nhau tạo thành sự liên tục. Để đi tới bậc cuối cùng buộc chúng ta phải bước vào bậc đầu tiên của chiếc cầu thang rồi bước tiếp vào những bậc kế tiếp mới lên được tới đích, nơi mà ta muốn đến. Gẫm đến hành trình đời Thánh hiến cũng thế!
 
 
Nếu có những chặng đường cho một hành trình, có những bước ngoặt cho một cuộc lên đường, thì cũng có những giai đoạn, những quyết định cho một cuộc dấn thân, cho một đời dâng hiến. Với Dòng Mân Côi Bùi Chu, trong hành trình huấn luyện của  đời sống Thánh hiến có thể được ví von như những bậc thang tiệm tiến của hành trình ơn gọi, để giúp các nữ tu tiến dần tới đàng nhân đức, được thực hiện trong các giai đoạn đặc biệt là ba giai đoạn Thỉnh Viện, Tâp Viện và Khấn Tạm. Giai đoạn Tiền Tập Viện hay còn gọi là Thỉnh Viện là những bậc thang đầu tiên, qua nghi thức trao khăn lúp và qua Kinh dâng mình để như một lần tuyên hứa phụng sự Chúa. Trong thời gian này các em được huấn luyện, hướng dẫn để tìm ra ơn gọi của mình (Hiến Luật Dòng số 67) đây là những bước chuẩn bị cho hành trình dâng hiến. Giai đoạn Tập viện là nơi đào luyện về đời sống thiêng liêng rất quan trọng như lời Đức Cha Tổ Phụ nói: “ Khuân đúc làm sao thì thành hình như vậy”. Vâng! giai đoạn này sẽ giúp mỗi Tập Sinh rèn cái Đức, luyện cái Tâm và thực hành cách ứng xử, được hướng dẫn những yếu tố cần thiết để trở thành một nữ tu thực thụ sống với Chúa và với tha nhân. Khi bước vào giai đoạn này, Hội Dòng sẽ trao cho các Tập Sinh tấm áo Dòng Mân Côi, với tấm áo màu đen tinh tuyền thật bình dị nhưng rất đỗi linh thiêng thể hiện cho sự khiêm nhường phục vụ, chết đi cho ý riêng để Thánh Ý Thiên Chúa được biểu lộ.Khi trao cho Tu Phục Dòng, Hiến Luật và Tràng hạt Mân Côi, thì Dòng cũng trao cho các Tập sinh sứ vụ Tông Đồ, ơn gọi loan báo Tin Mừng làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Giai đoạn Học Viện được bắt đầu từ khi người tập sinh Dòng Mân Côi sau khi hoàn tất 2 năm huấn luyện tại nhà Tập sẽ tuyên khấn lần đầucách công khai ba lời khuyên Phúc Âm: Khó Nghèo, Khiết Tịnh, Vâng Phục. Ở giai đoạn này có mục đích huấn luyện các tu sĩ trẻ về đời sống Tông đồ (Hiến Luật Dòng số 67). 

Ở bất khi giai đoạn nào chúng ta không thể đốt cháy giai đoạn, chúng ta không thể nhảy bậc mà cần ý thức hành trình huấn luyện người nữ tu Mân côi phải đi qua từng bước của “bậc thang huấn luyện” nhằm hoàn hảo hóa hình ảnh Chúa Kitô nơi bản thân mỗi người, là đào tạo mỗi nữ tu Mân côi trở nên chính mình trong mức độ thành toàn. Cũng giống như bậc thang kia đều có giá trị nhất định, tuy từng bậc riêng biệt nhau nhưng lại không tách biệt, từng bậc đều có sự liên kết với nhau và nối liền nhau tạo thành sự liên tục, thì hành trình huấn luyện cũng thế. Việc huấn luyện trước hết là trách nhiệm của chính bản thân, mỗi người đều phải cải thiện và canh tân chính mình, rèn luyện bản thân trở nên người mới nhờ những cố gắng và tự luyện riêng nhất là nhờ lời cầu nguyện để Chúa Thánh Thần làm việc bên trong (Hiến Luật Dòng số 63-64). Đồng thời việc huấn luyện cần phát triển cách hòa hợp, không tách biệt nhau trong các chiều kích: Tinh thần, Trí tuệ, Tình cảm và Thể xác nhưng đều có sự liên kết hài hòa để người nữ tu Mân côi đạt tới sự trưởng thành toàn diện trong khía canh nhân bản, đời sống Thánh hiến, đời sống thiêng liêng và khả năng hoạt động Tông đồ để phục vụ tốt cho Giáo hội trong lãnh vực Tông đồ riêng của Dòng (Quy Luật số 65).
 
Biết mình đang ở đâu, ở giai đoạn nào là một việc tối quan trọng cho những ai muốn bước đi cách đúng đắn trên con đường phía trước. Đối với người sống đời thánh hiến thì đây trở thành một đòi buộc, bởi con đường họ đang đi luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạc lối. Do đó, họ luôn được mời gọi và tạo điều kiện để xác định vị trí của mình trên hành trình theo Chúa. Nhìn mình đang đứng ở bậc thang nào? để rồi sẽ bước tiếp lên. Tuy nhiên cuộc sống của người tu sĩ cũng luôn đong đầy nhữngthăng trầm của đời mình, và đong đếm những được - mất; thành- bại. Vì thế hơn bao giờ hết họ luôn cần có sự nâng đỡ che chở của ơn Chúa, của Mẹ Maria, các Thánh và sự cố gắng bản thân. Và trên hết họ nhận ra hành trình đời tu đang ở bậc nào? Để một lần định vị chính mình là nền tảng cho những bước chân đúng đường, nhẹ nhàng, thanh thoát và nên Thánh hơn.
 
M. Anthony Vũ Ga, fmsr.
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập396
  • Máy chủ tìm kiếm46
  • Khách viếng thăm350
  • Hôm nay70,759
  • Tháng hiện tại731,352
  • Tổng lượt truy cập70,759,109
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây